Chúng ta vẫn thường nghe tới câu nói “của cho không bằng cách cho” – và mọi người thường hiểu lầm rằng cách cho bố thí thường hiểu theo nghĩa khinh bỉ, tạm bợ. Nhưng thực chất trong đạo Phật chữ bố thí lại mang một ý nghĩa tốt đẹp. Vậy tại sao lại có những quan điểm khác biệt như vậy? Hãy cùng mình tìm hiểu bố thì là gì nhé!
Bố thí là gì?
Từ bố thí có nhiều cách nhiều, nhiều định nghĩa khác nhau tùy theo từng vùng miền và tôn giáo. Cùng tìm hiểu để có được hiểu biết chính xác hơn về cụm từ này nha!
Định nghĩa chính xác về bố thí
Bố thí được tách nghĩa trong Hán Việt tức là bố là đem rải, đem bày ra và thí tức là đem cho và đưa cho người khác. Kết hợp lại ta có thể hiểu được rằng đem những tài sản của mình kiếm được để trao đi và gửi tặng người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Cuộc sống là sự cho đi và nhận lại
Động từ “Bố thí” còn là phương tiện tự thân của chúng ta giúp đỡ người khác an lạc hơn, sống tốt đẹp hơn. Trong đạo Phật đó là một hành động tốt, cần được phát huy và lan tỏa trong cuộc sống của chúng ta.
Trong tiếng anh bố thí được dịch ra rằng Giving, Donating, Sharing có nghĩa là chia sẻ, cùng cho đi những điều tốt đẹp của mình đang có dành cho những người khác đang gặp khó khăn, thiệt thòi hơn. Trên thế giới cụm từ này cũng được sử dụng nhiều và được mọi người nhân rộng cùng nhau thực hiện những việc thiện lành đậm tính nhân văn.
Bố thí là hạnh nguyện đầu tiên và nền tảng để một người bước vào con đường bước vào giác ngộ và tu tập. Bởi lẽ đây là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều thực hiện được một cách dễ dàng.
Bố thí còn mang ý nghĩa là sự chia sẻ, trao đi điều tốt đẹp
Bố thí là đem cho đi với một tâm thế tốt nhất hướng đến những điều thiện lành với ba hình thức: Tài thí, pháp thí và vô úy thí. Cho đi không chỉ là cho đi về vật chất, của cải lương thực mà còn là sự động viên về tinh thần về hành động.
Ðức Phật trả lời câu hỏi của chư thiên trong bài kinh Kiṃ Dada Sutta, như sau:
“Bố thí những vật thực,
Là bố thí sức mạnh.
Bố thí những y phục,
Là bố thí sắc đẹp.
Thí phương tiện đi lại,
Là thí sự an lạc.
Bố thí đèn thắp sáng,
Là bố thí đôi mắt.
Người bố thí chỗ ở,
Là bố thí tất cả.
Bậc giảng dạy chánh pháp,
Là thí pháp bất tử”.
Con hết lòng thành kính
Ðảnh lễ ngôi Tam bảo:
Phật bảo, Pháp, Tăng bảo
Cùng các bậc Thầy Tổ.
Con biên soạn tập sách:
“Tìm Hiểu Phước Bố Thí”.
Những hiểu lầm về bố thí
Chúng ta cũng vẫn thường hay nhầm lẫn rằng bố thí là thể hiện sự khinh bỉ coi thường, khác với những hành động cho, tặng, trao quà…. Ở các hoạt động từ thiện từ bố thí cũng không được dùng tới, để tránh việc người nhận cảm thấy tủi hổ, thiếu tôn trọng.
Hiện nay trong xã hội hiện đại có nhiều những hiểu lầm về sự cho đi nhận lại, bởi có khá nhiều người lợi dụng lòng tốt và tính ảnh hưởng của mạng xã hội để kêu gọi quyên góp tiền từ thiện như một cách kinh doanh lừa lọc. Điều đó vô hình chung khiến cho chúng ta nghĩ rằng việc “bố thí” tích đức làm việc thiện cũng không hoàn toàn đem tới điều tốt đẹp.
Bố thí đôi khi bị hiểu lầm là thái độ khinh bỉ và thiếu tôn trọng
Bố thí có mấy loại?
Trong việc bố thí, có ba loại đó là: Bố thí tài vật (bao gồm tiền bạc, thức ăn, vật dụng), bố thí Pháp (bao gồm giáo pháp, các điều hay, lẽ phải) và bố thí Vô úy (tức bố thí sự không sợ hãi).
Bố thí Pháp
Bố thí Pháp (dhamma-dāna) là việc trao và chia sẻ pháp, có nghĩa rộng lớn như: giảng bài pháp, dạy thiền, truyền bá giáo pháp, tặng kinh sách, in ấn sách, hỗ trợ người khác trong việc tu tập và hành đạo.
Bố thí Pháp có tác dụng nhiếp hóa người khác, còn được gọi là nhiếp hóa chúng sinh với sự giúp đỡ của pháp “dhamma-saṅgāha”, có nghĩa là giúp đỡ, khuyến khích và hướng dẫn người khác bằng pháp để tiếp tục phát triển và tiến hóa. Pháp có nhiều cấp độ, nhiều ý nghĩa và nhiều hình thức thể hiện, bao gồm lời nói chân thật, hiền hòa, mềm mỏng… làm người khác cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
Sự an ủi, khuyến khích và hỗ trợ tinh thần cũng là một hình thức của bố thí Pháp. Tuy nhiên, cao hơn tất cả là việc giảng bài pháp phù hợp với căn cơ và trình độ của người được hướng dẫn, giúp họ tiến hóa và cảm thấy vui vẻ hơn.
Đôi khi, chỉ cần sống đạo, sống thiền giản dị, hiền hòa, tươi vui và mát mẻ cũng có thể giúp nhiếp phục người khác, được gọi là thân giáo. Tất cả đều có thể được gọi là nhiếp phục bởi pháp.
Bố thí Tài
Bố thí tài vật (āmisa-dāna) là việc tặng trao và chia sẻ tài sản, bao gồm tiền bạc, của cải, vật thực phẩm, y phục, thuốc men, chỗ nghỉ cho Tăng, đúc chuông, chú tượng, xây dựng liêu thất, tịnh xá, trường Phật học, chùa cảnh, bảo tháp và các công tác từ thiện xã hội.
Bố thí tài vật có tác dụng nhiếp hóa người khác, còn gọi là nhiếp hóa bằng tài vật (āmisa-saṅgāha), tức là giúp đỡ, khuyến khích và hướng dẫn người khác bằng việc tặng trao tài sản.
Cụ thể là giúp đỡ và cứu trợ những người đang đối diện với khó khăn, đói nghèo, bệnh tật, tai ương và hoạn nạn. Nhờ vào tấm lòng rộng rãi, bao dung và bi mẫn đó, chúng ta có thể giúp đỡ, khuyến khích và cảm hóa được những người khác.
Bố thí Vô úy
Vô úy thí là hình thức bố thí mà không có sự sợ hãi, bằng cách sử dụng lời nói an ủi và khuyên bảo, giúp người khác vượt qua những nỗi lo lắng, sợ hãi, bất an trước những khó khăn, tai ương, hoạn nạn và tuyệt vọng. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó, thì đó thuộc phạm trù của bố thí Pháp.
Ý nghĩa của việc bố thí trong Đạo Phật
Bố thí được sử dụng quen thuộc trong giới Phật tử và sử dụng thường xuyên với những ai có thực hiện đạo hạnh đức này với chúng sinh với cuộc sống. Hạnh bố thí tức là thực hiện, áp dụng và cho đi một cách rộng rãi, phân chia các vùng.
Bởi vậy, những định kiến về từ bố thí trước nay tới giờ chúng ta hiểu lầm thường là không đúng nghĩa thực sự. Tuy nhiên để tránh người nghe hiểu lầm hãy cùng kèm theo cụm từ cho, tặng, trao gửi…
Bạn có thể cho đi những bộ quần áo cũ nhưng vẫn dùng tốt, hiến máu, đăng ký hiến tạng, tham gia nấu ăn dọn dẹp cho trại trẻ mồ côi, thăm hỏi an ủi các em bé mắc bệnh ung thư ở viện, giúp đỡ người già băng qua đường…
Tuy nhiên, sự cho đi cần có sự nhận lại thì mới trở thành phước báu của bản thân mình. Nếu như bạn đồng ý cho đi không có người nhận hoặc người nhận không xứng đáng thì quả thực ý nghĩa của bố thí đã thực sự bị mất đi.
Bố thí cần được thực hiện bởi tấm lòng thiện lành thật thà
Ý nghĩa của bố thí còn là sự hào hiệp, rộng lượng, giúp đỡ nhiều người cho đi không hề tính toán. Ba mảng bố thí thường được biết tới nhiều nhất chính là bố thí – giới hạnh – thiền tập:
- Giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, những người khổ sở, người già neo đơn, trẻ em khó khăn mồ côi… đó là bố thí về mặt tinh thần.
- Bố thí cho những người thân, bạn bè hàng xóm láng giềng hay những người có công với Cách Mạng, thầy cô… Điều đó cần phải thực hiện bằng lòng chân thành, lòng kính trọng, thâm tâm thiện lành và không hề mong được đền đáp và có những hành động đúng mực.
- Bố thí còn mang đến cho chúng ta sự nhẹ nhõm, an nhiên trong thâm tâm và đồng thời cũng giảm bớt đi lòng ích kỷ, keo kiệt, hẹp hòi. Cho đi còn giảm bớt lòng tham, sân si, tranh giành, cãi vã…
- Phật dạy người đời phải làm những việc bố thí, hạnh bố thí ở mức độ khác nhau để giảm bớt đi bản chất tham lam, ích kỷ của mỗi con người – loại bỏ đi những nguyên nhân tạo đau khổ, sinh tử của chúng sinh. Có thể nói đơn giản rằng bố thí là thuốc trị bệnh tham sân si của chúng sinh.
Cách bố thí đúng Pháp
Quan điểm bố thí trong Kinh Tăng Chi Bộ được đức Phật đề cập tới rất nhiều, tổng cộng 36 bài kinh. Đây là một trong những bước không thể thiếu được trong đường tu tập của mỗi người. Những ai Bố thí đem lại kết quả tốt đẹp thì sẽ hơn hẳn vượt trội phước lành hơn so với những người không bố thí, đối với cả cõi thiên chư và cõi người. Một người thường xuyên bố thí đúng pháp sẽ đem lại rất nhiều sự vui vẻ, lạc quan, hy vọng cho mọi người.
Trong Kinh Địa Tạng Phật đã dạy: “Nếu gặp kẻ hết sức nghèo túng, nhẫn đến kẻ tật nguyền câm ngọng, kẻ điếc ngây đui mù, gặp những hạng người thân thể không được vẹn toàn như thế, các vị quốc vương, đại thần đó muốn bố thí, nếu có thể đủ tâm từ bi lớn, lại có lòng vui vẻ tự hạ mình, tự tay mình đem của ra bố thí cho tất cả những kẻ đó, hoặc bảo người khác đem cho, lại dùng lời ôn hòa dịu dàng an ủi, thì các vị quốc vương, đại thần đó đặng phước lợi bằng phước lợi công đức cúng dường cho một trăm hằng hà sa chư Phật vậy”.
Thứ hai, như đã nói, hạnh Bố thí, cho đi nếu được đi kèm với tâm thiện (ý thiện, lòng hướng thiện) thì sẽ được tái sinh vào cõi phúc lành và ít đau khổ trong kiếp sống tương lai.
Thứ ba và quan trọng nhất, khi việc Bố Thí được đi kèm với tâm ý “trong tâm trạng thánh thiện”, nó sẽ thành duyên, thành điều kiện để phát triển Giới hạnh đạo đức, để việc Định tâm và Trí Tuệ hay “Giới Định Tuệ” là 3 giai đoạn quan trọng của Bát Chánh Đạo có khả năng dẫn đến chấm dứt đau khổ.
Đức Phật cũng dạy rằng việc bố thí cho người nghèo khổ, bị tật, bị hỏng chân tay thì công đức sánh bằng với việc cúng dường 100 năm cho hàng hà sa chư Phật, điều đó cho thấy rằng Đức Phật luôn coi trọng và khuyến khích mọi người bố thí. Với mỗi chúng ta hãy tự xem lại bản thân đã đủ tâm từ bi tâm vui vẻ an nhiên để làm bố thí, từ thiện hay chưa?
Bố thí giúp mỗi chúng ta trải nghiệm thêm về cuộc đời, cho đi điều tốt đẹp
Việc cho đi cần phải tự nguyện, vô lo vô nghỉ, vô chấp để được phước báo vô lậu. Việc cho đi phải đảm bảo tính tế minh bạch, không sân si và tính toán lợi ích cho bản thân mình.
Hạnh bố thí cứ cho đi với thiện tâm thì sẽ tái sinh và vào cõi phúc lành khiến chúng ta ít đau khổ trong những kiếp sống sau này. Bố thí đúng mực sẽ thành duyên, tạo điều kiện phát triển giới đạo đức, tâm ta sẽ sinh thiện bớt đi đau khổ, chấm dứt mọi muộn phiền.
Chúng ta cần phải giữ được tâm của mình luôn hướng tới những người được bố thí. Tốt nhất đừng nên đặt mình ở thế ngạo mạn, không kính, bố thí mà nhờ người người làm hoặc quăng những vật đó, không hề nghĩ tới những kết quả tốt đẹp thì cũng sẽ không thành được phước lành.
Người biết làm việc thiện, thích bố thí, thích cúng dường từ thiện sẽ có được phước báu, tài sản đầy đủ, thần sắc xinh đẹp và diện mạo đoan trang. Tính cách theo đó cũng dễ chịu, chư thiên cũng sẽ hoan hỷ và tiếng lành đồn xa, người người ngưỡng mộ.
Thế gian vô thường có rất nhiều điều xung quanh chúng ta cần phải cân nhắc, phải giao tâm tốt đẹp đúng nơi đúng chỗ để xây dựng phước báu cho mình. Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu bố thí là gì? thực hiện đúng hạnh bố thí để đem đến những điều tốt đẹp cho cuộc đời này, đem đến nhiều hy vọng cho những mảnh đời kém may mắn.