Chắc hẳn những ai chuẩn bị bước vào quá trình ăn chay trường sẽ phải nghe qua quan niệm tam tịnh nhục trong Phật giáo. Đó là một phương tiện mà Đức Phật dành cho chúng ta làm quen dần và cũng dần xa rời với thói quen ăn thịt mỗi ngày. Để hiểu thêm về quan niệm này hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của mình nha.
Tam tịnh nhục là gì?
Hiểu theo một cách đơn giản nhất thì tam chính là 3 – tịnh nhục là những loại thịt thanh tịnh. Đây khái niệm về 3 loại thịt dành cho những người được chuẩn bị bước vào ăn chay trường được phép ăn, để dần tạo thói quen rời xa các món ăn mặn:
- Thứ nhất đó là một loại thịt mắt không thấy giết, tức là bản thân mình không trực tiếp giết thịt.
- Tai không nghe giết, tức mà mình không hề nghe thấy rằng sinh vật đó bị giết là vì mình.
- Không nghi giết: biết nơi đó không có nhà đồ tể hoặc là sinh vật đó tự chết đi, không còn một chút nghi ngờ nào nguyên nhân cái chết của sinh vật đó là vì mình.
Tìm hiểu ý nghĩa của tam tịnh nhục có ý nghĩa trong Phật Pháp
Ngoài ra, đây còn là 3 loại thịt thanh tịnh mà người bệnh được ăn, thầy thuốc chỉ định ăn thịt để bồi bổ, để dưỡng bệnh mới nhanh khỏi sớm bình phục.
Những điều xoay quanh luật tam tịnh nhục
Vào thời Thế Tôn việc cho phép thọ dụng Tam tịnh nhục là một phương án tối ưu đối với đời sống du hành và khất thực của các nhà sư. Sự nghiệp tu tập của những hàng xuất gia vẫn được sử dụng tam tịnh nhục, bởi theo quan niệm của Phật giáo nguyên thủy tức là không cần phải ép buộc mình phải ăn chay khi thực hành Thiền Minh sát.
Quá trình ăn uống của mỗi người cần phải có sự bình ổn hơn về các dòng thực phẩm như thịt cá, rau củ để đảm bảo sức khỏe. Bởi vậy những ai có những lý do sức khỏe thì hãy cứ ăn thịt theo khuyến nghị của chuyên gia sức khỏe, bởi quan trọng nhất là chúng ta sẽ tu từ tâm.
So sánh 2 loại thịt nghiệp tác và nghiệp trơ thật khó có thước đo lường được, điều đó thuộc về những cơ sở đạo đức. Và Đức Phật cũng có những điều răn dạy quan trọng về những lý do ăn thịt của chúng ta.
Theo đó những loại thịt bị cấm sử dụng đó là: thịt người, thịt voi, thịt ngựa, thịt sư tử, thịt rắn, thịt cọp, thịt beo, thịt gấu và linh cẩu, thịt chó, thịt mèo. Đây là những loại thịt có tính linh thiêng nhất định và gần gũi với con người nên thường được khuyên nên loại bỏ khỏi thực đơn.
Tam tịnh nhục là 3 loại thịt chúng ta được ăn khi mới bước vào tu tập
Cũng có những quan điểm người tu tập được sử dụng thịt trơ, Đức Phật yêu cầu không được sử dụng bừa bãi các loại thịt, cần phải am hiểu, biết rõ nguồn gốc. Việc ăn thịt cũng cần có trách nhiệm tìm hiểu, trách nhiệm của mỗi người tối quan trọng.
Đây là quy định áp dụng nhiều cho cộng đồng Phật tử và tu sĩ. Tuy nhiên tại một số quốc gia khác như Thái Lan thì người dân vẫn cúng dường cho các nhà sư sử dụng trong bữa ăn. Bởi vậy tam tịnh nhục còn phụ thuộc vào quy định nơi bạn tu tập.
Ngoài ra quan điểm của Phật giáo Nguyên Thủy về ăn chay cũng có chỉ ra rằng đôi khi chế độ ăn không phải là điều quá quan trọng khi hành trì Phật Pháp, điều quan trọng tâm mình phải tịnh.
Trong tâm ta luôn giữ được điều tốt lành, không mắc vào các ý niệm thiện ác hay ăn chay mặn chỉ là vật ngoài thân, cũng chỉ duy trì sự sống mà thôi. Bởi vậy phật giáo nguyên thủy không hề khắt khe quá nhiều về đồ ăn thức uống, mà chỉ khuyên con người ta hạn chế sát sanh, không yêu cầu ai sát sinh vì bản năng của mình.
Nơi khiến tâm ta bất tịnh nhất đâu chỉ là thịt cá, mà chính ở lòng thù hận, cái tâm ác nghiệp không vị tha, mê tín gian dối điêu ngoa, hướng về điều bất chính.
Ý nghĩa của tam tịnh nhục dành cho chúng ta
Dẫu nói là tam tịnh nhục là mắt không thấy, tai không nghe nhưng mà chúng ta mua thịt về ở chợ thì là như thế nào? Người ta giải thích ta đâu có nghe thấy, thúc giục người ta giết, hay đòi hỏi gì và người giết cũng đâu quen người mua.
Tuy nhiên suy cho cùng cũng phải có cầu thì mới có cung, vì có người mua nên có kẻ bán kẻ giết. Và đúng là cả 2 đều đang chịu chung cộng nghiệp với nhau tương tự như luật nhân quả có cho – có nhận.
Người mua là tiêu tiền cho đi nhận thêm chút nghiệp chướng, bởi chung quy rằng vì người mua mà người giết mới gieo nghiệp, oán thù với động vật. Tương oan tương báo 1 vòng luân hồi kéo dài như vậy.
Như vậy chỉ có chay tịnh sẽ bớt đi nghiệp chướng, người trồng rau – người bán thì hành chánh mạng – người mua lại giữ nghiệp, ăn chay tịnh. Từ đó sẽ cùng nhau hưởng phúc cõi lạnh, quan hệ 3 bên đều phước báu chung nhau.
Bởi dĩ là chúng sinh bình đẳng, không ai được phép sát sinh ai hết, kể cả quan hệ người và động vật. Bởi vậy những ai theo Phật chánh đạo phải nắm rõ được răng Tam Tịnh Nhục chỉ là những phương tiện cứu cánh tạo thời để giúp người học đạo tạm thích ứng với khóa học ăn chay ban đầu.
Suy cho cùng Đức Phật cũng răn dạy chúng ta hướng tới những điều thiện lành
Sự tu tập chay trường giúp chúng ta tích thêm phúc đức, cuộc sống an lành tốt đẹp và hướng về Phật Pháp trọn vẹn nhất. Cứ hễ nơi nào trên thân của ta bị thần thức động vật bám lại sẽ gây ra những bệnh tật, ung bướu, đau nhức… Bởi thế khi biết đến Phật khởi phát tâm từ bi để sớm đạo nghiệp thành tựu không ham gì máu thịt chúng sanh.
Mục đích sâu xa nhất mà đạo Phật muốn hướng tới đó chính là không làm điều ác, không làm việc gì trái lương tâm, có hại tới người thân, bạn bè của ta. Sự giác ngộ giải thoát đâu chỉ nằm ở chế độ ăn chay mà chính là ở sự trong sạch trong thâm tâm mình.
Hy vọng rằng với những điều xoay quanh quan điểm tam tịnh nhục của Phật giáo sẽ giúp mỗi chúng ta tìm được định hướng tu tập đúng đắn cho bản thân. Từ đó cũng giác ngộ được những tâm ý toát ra từ những điều răn dạy của Đức Phật.