Nhắc đến “Trùng tang” không ít người cảm thấy sợ hãi, bất an thậm chí là ám ảnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ trùng tang là gì, từ đâu mà có, làm sao để tính trùng tang, quan trọng nhất là cách nào hóa giải hiện tượng trùng tang để giảm bớt sự mất mát, đau thương. Mời quý vị theo dõi bài viết này để hiểu rõ mọi sự!
Trùng tang là gì?
Trùng tang (chết trùng) là hiện tượng trong gia đình có một người vừa qua đời đã liên tiếp xảy ra những cái chết khác một cách đột ngột, trong một khoảng thời gian ngắn. Những người chết theo thường là người thân trong gia đình của người đã mất như con cái, anh em ruột thịt, họ hàng (thường là nội tộc)…
Trùng tang là gì mà mỗi khi nhắc tới người ta thường thấy bất an, sợ hãi?
Theo quan niệm của người Việt, việc ma chay cần được thể hiện một cách chu toàn về lễ nghĩa, giờ giấc cẩn trọng để tránh hiện tượng trùng tang hoặc trùng tang liên táng.
Trùng tang – hiện tượng gia đình phải chịu tang nhiều người cùng một lúc (chưa hết thời gian xả tang của người trước đã chịu tang người tiếp theo).
Trùng tang liên táng nghĩa là gì?
Trùng tang là hiện tượng “đáng sợ” khiến những gia đình có người mất bất an, lo lắng, hoảng sợ, đặc biệt nếu đó là hiện tượng trùng tang liên táng. Liên táng có nghĩa là “chôn liên hoàn”, tức là gia đình đó có người mất liên tiếp trong một thời gian ngắn, tang trùng lên tang.
Trùng tang liên táng được chia thành các mức độ trùng khác nhau tùy thuộc vào ngày – tháng – năm và giờ mất của người đã qua đời, các điều “phạm” khi chôn cất.
- Trùng tang nhẹ nhất là trong khoảng thời gian bắt đầu từ sau lễ 49 ngày của người mất kéo dài tới hết 3 năm hoặc lâu hơn. Trường hợp này gia đình có nhiều thời gian để tìm cách hóa giải, giảm bớt chết trùng.
- Chết trùng trong 49 ngày
- Trùng tuần đầu: Trường hợp chết trùng khá nặng khi có người tiếp theo mất trong vòng 1 tuần kể từ khi trong gia đình có người qua đời.
- Trùng tang 3 ngày: Trường hợp chết trùng nặng nhất và “đáng sợ” nhất bởi gia đình không có thời gian xoay sở thậm chí còn chưa biết là bị chết trùng.
Trùng tang là hiện tượng gia đình có người qua đời sau đó liên tiếp có người chết theo
Nguyên nhân dẫn tới chết trùng là thế nào? Thường bắt ai?
Chưa có công trình nghiên cứu nào lý giải đầy đủ về nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trùng tang, đa phần các ý kiến cho rằng, trùng tang do 2 nguyên nhân chính:
Do thần trùng sai vong linh người đã mất về bắt con cháu
Khi người mất mất vào giờ phạm, giờ xấu, ngày xấu, tháng xấu không hợp tuổi hoặc rơi vào các kiếp sát như Dần – Thân – Tỵ – Hợi bị quỷ trùng bắt đi, dùng khổ hình tra tấn khiến vong linh đau đớn, không chịu đựng được sẽ khai ra người thân trong gia đình. Những người bị khai ra sẽ là người tiếp theo chết do bị lũ quỷ về bắt.
Do vong linh nổi loạn
Vong linh nổi loạn là thế nào? Là vong hồn người đã mất còn tiếc nuối, quyến luyến không chịu rời bỏ, không chấp nhận sự thật là mình đã thác hoặc không muốn rời xa những người thân yêu sinh ra nổi loạn, bắt người nhà đi cùng để có người bầu bạn, sẻ chia, không còn cô đơn. Cũng có quan niệm cho rằng, người đã mất thường bắt người mà mình không ưa thích, mình ghét đi cùng để cùng chịu khổ.
Trùng tang do vong linh nổi loạn
Chết trùng có thật không?
Rất nhiều người đặt ra câu hỏi “trùng tang có thật không?”, lý giải về điều này, chúng ta cần nhìn nhận dưới 2 góc độ khác nhau là góc nhìn khoa học và góc nhìn của Phật giáo.
Dưới góc nhìn khoa học
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trùng tang thực chất là hiện tượng mang tính ngẫu nhiên, một sự trùng hợp giống như một loài vật nào đó sống ký sinh trên thân xác của người đã qua đời. Người chết theo mang trường năng lượng xấu cùng tần số với trường năng lượng của người chết phạm trùng.
Lý giải về việc tại sao trùng tang chỉ diễn ra, xuất hiện ở những người có cùng huyết thống còn dâu, rể, họ bên ngoại thì thường không bị chết trùng, các nhà khoa học cho rằng đó là sự cộng hưởng sóng vô hình có cùng tần số. Đây còn gọi là hiện tượng cộng hưởng Harmonic hình thái truyền thống.
Theo quan niệm Phật giáo
Phật giáo quan niệm rằng, sinh – tử vốn là một vòng tuần hoàn, mỗi người có một nghiệp khác nhau (nghiệp không chỉ ở hiện kiếp mà còn ở nhiều kiếp trước dồn lại) dẫn đến sự sinh – tử khác nhau. Sinh tử là hiện tượng hoàn toàn bình thường, diễn ra tự nhiên trong tiến trình luân hồi của chúng sinh. Vậy nên, không có hiện tượng trùng tang tuy nhiên Phật pháp cũng đưa ra các cách hóa giải về trùng tang dựa trên nguyên lý nhân quả, quy luật luân hồi – giải thoát. Nội dung này sẽ được làm rõ ở các phần sau, mời quý vị theo dõi.
Theo quan niệm của Phật giáo, sinh – tử luân hồi do nghiệp của mỗi người mà ra, không có hiện tượng trùng tang
Cách tính trùng tang trong dòng họ
Có 2 cách tính trùng tang thường được áp dụng như sau:
Cách tính thứ nhất
Tính trùng tang dựa vào ngày – tháng – năm và giờ sinh của người đã mất gọi là trùng năm, trùng tháng, trùng giờ ví dụ người tuổi Mão mất vào năm Mão, người tuổi Dần qua đời vào giờ Dần, người tuổi Sửu chết vào đúng ngày Sửu…
Cách tính trùng tang thứ hai
Ở cách này chúng ta cần lập bảng để tính Can chi, suy ra có bị chết trùng hay không. Cụ thể các bước như sau:
- Đầu tiên tính tuổi của người mất theo chẵn chục như 10, 20, 30 khi hết tuổi chẵn thì cần tính tiếp các tuổi lẻ theo tuần tự từ 1,2,3… cho đến tuổi mất, tính đến đâu cần ghi lại cung đó đến đó.
- Sau khi tính tuổi mất, chúng ta sẽ tính tháng mất vào cung ngay sau đó, khởi từ Tháng Giêng.
- Tính ngày chết vào cung sau của cung tính tháng mất, khởi tính từ ngày mùng 1 rồi ghi lại cung đó.
- Sau cùng là tính giờ chết và ghi vào ngay sau khi tính ngày chết, khởi từ Tý, sửu, dần, mão… rồi ghi lại cung đó.
Bảng tính các cung về năm – tháng – ngày – giờ chết của người mất
Dựa vào các cung đã ghi lại, tính trùng tang như sau:
- Những người mất mà có tuổi âm lịch bằng 10, 13, 16, 19, 22, 25, 28, 31, 34, 37, 40, 43, 46, 49, 52, 55, 58, 61, 64, 67, 70, 73, 76, 79, 82, 85, 88, 91… (bao gồm cả nam và nữ) sẽ rơi vào trùng tang.
- Những người tuổi Tý, Mão, Ngọ, Dậu nếu qua đời vào một trong các năm Tý, Mão, Dậu, Ngọ cũng phạm trùng tang. Tương tự như vậy, những người tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào đúng các năm thuộc năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi sẽ bị trùng tang, cần phải hóa giải (Tính theo Can – Chi).
Hóa giải chết trùng bằng cách nào?
Xuất phát từ quan niệm về nguyên nhân dẫn tới việc trùng tang, các cách hóa giải chết trùng cũng từ đó mà được lưu truyền, áp dụng.
Hóa giải trùng tang bằng cách nhốt vong, yêu, ma, quỷ
Để tránh vong linh người đã mất về bắt người thân đi theo dẫn tới trùng tang, người ta bảo nhau “nhốt vong”, không để họ về nhà tại các chùa, đền. Chùa Hàm Long tại Bác Ninh là ngôi chùa “nhốt vong” nổi tiếng nhất ở Việt Nam, ở đây có tấm bia khắc nhằm gỡ bỏ quỷ trùng. Khi “nhốt vong” tại đây, các gia đình sẽ được phát bùa, đeo bên mình trong 3 năm, vong linh không thể bắt người đã mang bùa chết theo, vong linh cũng không được về nhà.
Bàn về cách nhốt vong hóa giải trùng tang, Phật giáo cho rằng việc nhốt vong của Cha Mẹ là một trong các đại bất hiếu – tội nặng nhất khiến con người không những không được giải thoát mà còn bị khổ đau, bất hạnh, luân hồi không dứt.
Hóa giải bằng cách xem giờ, làm lễ và làm theo chỉ dẫn của Phật giáo
- Nếu người chết phạm giờ xấu cần làm lễ giải trùng tang ngay sau khi an táng. Bên cạnh đó, giờ giấc nhập quan, khâm niệm, cất táng và an táng cần được xem xét kỹ lưỡng bởi “thầy” cao tay.
- Có thể trấn yểm để giảm bớt hiện tượng chết trùng.
- Phật giáo cho rằng, khi gia đình có người mất, chúng ta cần hiểu rõ sinh tử là lẽ thường tình, không nên quá đau buồn, kêu góc om sòm khiến vong linh người mất quyến luyến không rời, khó lòng siêu thoát, càng thêm phiền não thay vào đó nên đón nhận với tâm thế bình an, giúp người chết ra đi thanh thản.
Không nên làm những việc khiến người mất quyến luyến, tăng thêm khổ não
- Cúng dường, tụng kinh sám hối, năng làm việc thiện, bố thí, phát tâm tùy hỷ, niệm Phật (Nam Mô A Di Đà Phật),… để tạo thêm phúc phần cho người đã mất. Người mất được hưởng phước báu thì thành viên khác của gia đình cũng nhận được phước lành từ đó hóa giải trùng tang.
Như bài viết đã giải đáp cho câu hỏi trùng tang là gì? Đây là hiện tượng còn nhiều điều “bí ẩn” mà chúng ta chưa thể lý giải hết được song sinh tử luân hồi là lẽ thường tình, nghiệp quả của mỗi người mỗi khác cho nên phàm là người đang sống, cần tích cực làm việc thiện, không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết của bản thân để có cái nhìn đúng đắn, chuẩn mực về các sự vật, sự việc, tránh hoảng loạn quá mức khi gia đình có người mất dẫn tới phiền khổ, bệnh tật.