Đức Thánh Hiền là ai? Ý nghĩa nghi lễ cúng Đức Thánh Hiền tại chùa

Nhiều người đi lễ chùa đều đến lễ lạy tại Ban Thánh Hiền, tuy nhiên nhiều người lại không biết Đức Thánh Hiền là ai? Trong bài viết này hãy cùng SEO Tâm Linh tìm hiểu về Đức Thánh Hiền, ý nghĩa của nghi lễ cúng Đức Thánh Hiền tại các chùa hiện nay.

Đức Thánh Hiền là ai?

Ở các chùa miền Bắc hiện nay thường thờ một bên là Đức Ông (hay Đức Chúa Ông), một bên là Đức Thánh Hiền. Vậy Đức Thánh Hiền là ai? Không ai khác, chính là Tôn giả A Nan Đà. Ngài vốn là em chú họ của Đức Phật, Ngài được tái sinh nhiều lần để cứu vớt chúng sinh.

Tôn giả có trí nhớ phi phàm. Ngài có thể ghi nhớ toàn vẹn những gì Phật thuyết, không bỏ sót dù chỉ một từ. Ngài là đại đệ tử có công lớn nhất trong việc kết tập kinh sách, nên được coi là vị Thánh Tổ tiếp tục truyền bá phát triển Phật giáo. Vì vậy, nhiều Chùa đề tên tượng Đức Thánh Hiền là A Nan (hoặc Át Nan).

Ngoài ra ban Thánh Hiền còn đại diện cho chư Tăng, biểu hiện cho nghiêm trì giới luật và hoằng pháp. Ban Đức Ông đại biểu cho cư sĩ nghiêm trì năm giới tại gia và hộ pháp. Hoằng hộ tương sinh tương đồng.

Tượng Đức Thánh Hiền có khuôn mặt thanh thoát, hiền từ, đầu đội mũ có 7 cánh sen, mỗi cánh sen có hình một Đức Phật, một tay cầm chén, một tay bắt ấn Cát tường.

Tượng đức Thánh Hiền đại diện cho tất cả các vị Thánh trong Phật giáo đã có công lưu truyền, hoằng bá Phật pháp nói chung.

đức thánh hiền là ai

Đức Thánh Hiền chính là Tôn giả A Nan Đà

Ý nghĩa của nghi lễ cúng Đức Thánh Hiền

Hiện nay, ở các tỉnh thành, làng xã Việt Nam đều có các Đình, Đền, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Các vị thần linh được thờ cúng tại đây đều là những bậc tiền nhân có công với đất nước.

Vào những ngày lễ, ngày Tết, mùng 1 hay ngày rằm, người Việt hay đến các Chùa, Miếu, Đình, Đền để thắp hương, cúng bái Phật nhằm tỏ lòng tôn kính và biết ơn. Đồng thời cũng mong cầu gia đình sống an yên, mạnh khỏe.

Phong tục thờ cúng các vị thần nói chung và Đức Thánh Hiền nói riêng đã góp phần không nhỏ vào việc lưu truyền sự linh thiêng của các vị thần và khơi dậy tình yêu quê hương đất nước

Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng để con người hy vọng rằng các đấng thần linh sẽ phù hộ độ trì cho bản thân, gia đình, cộng đồng được bình an, sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng.

Bài văn khấn Đức Thánh Hiền khi đi lễ chùa

Những người hay đi lễ Chùa, Đình, Đền không phải ai cũng biết đến văn khấn Đức Thánh Hiền. Dưới đây là bài văn khấn dễ nhớ, dễ thực hiện cho người chưa biết:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh khải giáo A nan đà Tôn giả.

Hôm nay là ngày… tháng…. năm…

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay, con thành tâm dâng hương hoa, lễ vật, cầu mong Đức Thánh Hiền chứng giám, phù hộ cho gia chủ con mọi điều tốt lành, gia đình bình an, thịnh vượng. Cúi mong Ngài soi xét phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

đức thánh hiền

Thờ cúng Đức Thánh Hiền góp phần lưu truyền sự linh thiêng của các vị thần

Gợi ý sắm lễ cúng Đức Thánh Hiền

Lễ cúng khi đến Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ là tùy tâm, có lễ vật to, lễ vật nhỏ, nhiều hay ít đều tùy tâm người lễ. Có người sắm lễ chay (hoa quả, oản, bánh kẹo,…), có người sắm lễ mặn.

Với lễ mặn: Nên sử dụng những đồ chay được tạo hình các loại như lợn, gà, giò, chả,… Với lễ chay thì bao gồm các loại oản, hoa quả, trà. Lễ chay cũng dùng để dâng Phật, Bồ Tát và dùng để dâng Thánh Mẫu.

 Dưới đây là điều cần lưu ý cho người đi lễ Chùa:

  • Khi đến Chùa chỉ được dâng các loại lễ chay, bao gồm:  hương trầm, hoa quả tươi, xôi chè, oản phẩm,… Tuyệt đối không dâng lễ mặn ở chính điện nơi thờ Đức Phật. vì vi phạm quy định sát sanh của Phật giáo.
  • Tuy nhiên nên Chùa thờ có các vị Thánh, Mẫu thì có thể chấp nhận dâng lễ mặn (chỉ đặt lễ ở khu vực đó). Ngoài ra cũng có thể đặt ở những khu vực xây riêng để thờ Đức Ông (vị thần cai quản toàn bộ công việc của chùa).
  • Không dâng vàng mã, tiền âm phủ tại nơi thờ Phật, Bồ Tát hay các vị La Hán (Có thể dâng ở nơi thờ Thánh, Mẫu và Đức Ông).
  • Nếu sử dụng tiền thật thì nên đặt ở thùng công đức và không dâng nơi thờ Phật và Bồ Tát.
  • Hoa thờ Phật nên chọn những loại hóa như: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa cúc vàng… Lưu ý không sử dụng những loại hoa dại, hoa tạp khi dâng lễ cúng.

Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức về Đức Thánh Hiền là ai cũng như phong tục thờ cúng, văn khấn và sắm lễ khi đi lễ tại các Chùa, Phủ, Đình, Đền,…

Hải Vi Seo là một nhà sáng tạo nội dung số và hiện đang làm biên tập viên tại SEO Tâm Linh. Với lĩnh vực chuyên môn nghiên cứu Phật học và tâm linh, tôi đã từng tham gia khóa học tại Học viện Phật giáo Việt Nam. Sở thích của tôi là khám phá các ngôi đền, chùa và chia sẻ bằng kinh nghiệm của mình để mang đến cho người đọc những bài viết hay và uy tín nhất.

Viết một bình luận