Quan Âm Bồ Tát là vị Phật vô cùng quen thuộc và gần gũi với chúng ta. Ngài được tôn kính và tưởng nhớ rất nhiều tại đến chùa, miếu mạo. Đều đặn mỗi năm sẽ có ngày vía Quan Âm thu hút rất nhiều các phật tử và chúng sinh tề tựu. Để hiểu hơn về Phật Quan Âm Bồ Tát hãy cùng SEO Tâm Linh tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Ngày vía Quan Âm là ngày nào?
Ngày vía Quan Thế Âm hàng năm thường sẽ có 3 ngày, cụ thể là:
- 19/2 âm lịch: ngày Quán Thế Âm Đảng Sanh
- 19/6 âm lịch: ngày Quán Thế Âm thành đạo
- 19/9 âm lịch: ngày Quán Thế Âm xuất gia
Ngài có rất nhiều chân thân, luôn muốn mang đến hạnh phúc cho chúng sinh
Nguồn gốc của ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát
Đức Quân Âm là thái tử, con trai của vua Vô Tránh Niệm. Vua và thái tử theo học vị Phật Bảo Tạng Như Lai để sớm có thể thành Phật với mục đích giúp chúng sinh thoát khỏi bế khổ.
Nhờ sự cố gắng và thành tâm, nên vua và thái tử đã được chứng thành Phật. Vua Vô Tránh Niệm sau khi được chứng thánh Phật đã lấy pháp danh là Phật A Di Đà và phát 48 lời thề nguyện giúp tế độ tất cả chúng sinh.
Còn thái tử trở thành Quan Thế Âm Bồ Tát phổ độ chúng sinh. Theo như thần thoại ghi lại, Quan Thế Âm là người có thần lực chỉ sau Phật tổ. Ngài hiện thân dưới rất nhiều hình dạng để cứu giúp chúng sinh trong các hoạn nạn về nước, lửa, đao kiếm và quỷ dữ.
Ở Việt Nam và Trung Quốc, hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát được khắc họa dưới hình dạng một người phụ nữ. Vì vậy chúng ta quen với vị Phật Quan Âm hiền lành, đức độ, thanh cao và xinh đẹp.
Ý nghĩa về ngày vía Phật Quan Âm Bồ Tát
Pháp danh Quan Thế Âm Bồ Tát có hàm ý sâu sắc, theo đó có thể thấy được tấm lòng từ bi, hỷ xả của Ngài.
- Quan: có nghĩa là tìm hiểu, quan sát về người khác
- Thế: trong từ thế gian, cuộc sống, cuộc đời của chúng sinh
- Âm: những tiếng thỉnh cầu của chúng sinh đang sống trong đau khổ
- Bồ Tát: có nghĩa là cứu nạn, cứu độ, giúp tất cả chúng sinh đều có thể vượt qua bể khổ
Ngài là có tấm lòng từ bi, nhân ái, luôn quan sát, lắng nghe những lời kêu cứu của chúng sinh để đến giải cứu. Vì vậy ngày vía Quan Âm có ý nghĩa nhắc nhở mọi người làm việc thiện, tấm lòng vị tha, từ bi, cùng nhau vượt qua khổ đau của đường trần.
Tìm hiểu về hạnh nguyện của Quan Âm
Với tấm lòng từ bi, Ngài đã có 12 hạnh nguyện mong muốn được cứu rỗi chúng sinh, giúp tất cả vượt qua khỏi khổ cực, tai ương:
Quan Thế Âm hiện thân giữa đài hoa sen và hàng vạn ánh sáng lấp lánh
- Phật Viên Thông Thánh Tự Tại, Quán Âm Như Lai rộng phát hoằng thệ nguyện
- Quyết 1 lòng không sợ khó, Quán Âm Như Lai thường vào Biển Đông
- Diệt tà ma trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai dứt trừ nguy hiểm nguyện
- Ở ta bà, vào Địa phủ, Quán Âm Như Lai dứt trừ nguy hiểm nguyện
- Tay cầm tịnh bình, tay cầm nhành dương liễu, Quán Âm Như Lai ban nước cam lồ nguyện
- Phổ Đà Sơn thường lễ bái, Quán Âm Như Lai gông cùm đứt rã nguyện
- Tiền Tràng phan, hậu Bảo cái, Quán Âm Như Lai tiếp dân Tây phương nguyện
- Suốt ngày đêm luôn quan sát, Quán Âm Như Lai diệt trừ đường ác nguyện
- Vô Lượng Thọ cảnh giới, Quán Âm Như Lai Di Đà thọ ký nguyện
- Tiền Tràng phan, hậu Bảo cái, Quán âm như Lai tiếp dẫn Tây Phương Nguyện
- Thân trang nghiêm, tâm sáng suốt, Quán Âm Như Lai tròn đủ 12 nguyện
Vào ngày vía Quan Âm nên làm gì?
Vào những ngày vía Quan Âm chúng ta nên có những lễ nghĩ ra sao, việc làm như thế nào là đúng nhất, thành tâm và tích được nhiều phúc đức? Bạn có thể tham khảo và làm những gợi ý dưới đây.
Tượng Quan Thế Âm tại Việt Nam
Ngày vía Quan âm không nên sát sinh, ăn chay làm việc thiện
Chúng ta có thể giảm bớt được nghiệp ác và tích thêm phúc đức bằng việc ăn chay và làm việc thiện. Tuyệt đối không nên sát sinh vào những ngày này. Có thể không thường xuyên thực hiện được những thói quen đó, nhưng chúng ta cố gắng thực hiện vào ngày vía Phật và những ngày lễ khác sẽ giúp chúng ta tích thêm được phần công đức.
Chấp nhận và yêu thương bản thân
Trước tiên chúng ta phải biết chấp nhận điểm xấu, điểm tốt của bản thân cả tâm và ngoại hình. Khi biết yêu thương chính mình mới giúp chúng ta phát huy và hoàn thiện bản thân trở lên tốt đẹp hơn.
Từ tấm lòng biết yêu thương bản thân, từ đó chúng ta sẽ nghĩ đến mọi người xung quanh. Rồi từ từ loại bỏ điều xấu của chính mình, giúp bản thân trở lên tốt đẹp hơn. Vì vậy vào ngày vía Quan Âm hãy ngồi tịnh tâm suy nghĩ, nghiền ngẫm để hiểu bản thân mình và yêu nó nhiều hơn.
Hãy nguyện nhẫn nhịn trước mọi nghịch duyên lẫn thuận cảnh
“Một điều nhịn là chín điều lành” câu nói rất đúng, việc gì có thể nhịn được thì hãy nhịn, không nên hơn thua để rồi thiệt thân. Quan Thế Âm Bồ Tát nhờ nhẫn nhịn mà vượt được qua bao nhiêu kiếp nạn. Vậy nên, chúng ta nên học theo đức tính tốt này.
Có thể áp dụng trong những nghịch cảnh khó khăn, cũng có thể giúp chúng ta không kiêu ngạo và sáng suốt hơn trong những lời tung hô, ca tụng. Nhẫn nhịn trong nghĩa giúp tâm thanh nhàn, không phải nhẫn nhịn để trả thù.
Văn khấn cúng ngày vía Quan Âm
Với những người mới bắt đầu theo lễ ngày vía Quan Âm thường chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng như hiểu kỹ về văn khấn Ngài. Để giúp các phật tử dễ dàng hơn khi lễ, dưới đây là mẫu văn khấn được SEO Tâm Linh soạn sẵn dựa trên thông tin chính thống từ Phật Giáo, bạn có thể tham khảo.
Mẫu văn khấn Quan Âm Bồ Tát
Cách bài trí và sắm lễ cúng ngày vía Quan Âm
Ngày vía Quan Âm quan trọng nhất là sự thành tâm, lễ không cần nhiều, chỉ cần tâm hướng Phật làm nhiều điều thiện. Để dâng lễ lên cũng Ngài, các phật tử chỉ cần dâng hoa và quả. Nếu muốn tự bài trí tại gia hoặc nơi cúng lễ nhỏ có thể tham khảo cách dưới đây:
Lễ bày trí khi cúng Quan Âm
- Trên bàn thờ chính là tượng Phật và bát hương dưới chân Ngài. Hai bên để 2 cây đèn và 2 ly nước. Bên cạnh là để 2 bình hoa và 2 đĩa quả
- Chú ý, nước thờ cần là nước thanh khiết, sạch sẽ thay hàng ngày. Nên sử dụng nước lọc
- Cần lau dọn bụi bẩn thường xuyên
Trên đây là những vấn đề liên quan đến ngày vía Quan Âm Bồ Tát, hy vọng giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa ngày này và đức hạnh, tấm lòng từ bi của Ngài. Hãy bắt đầu hành thiện, thay đổi tâm tốt để giúp đức hạnh tăng cao.