Nhẫn nhịn là gì? Có nhất thiết phải sống nhẫn nhịn?

Trong cuộc sống mỗi người, không phải lúc nào mọi việc cũng suôn sẻ, thuận lợi theo ý muốn. Đôi lúc chúng ta hay được khuyên rằng nên nhẫn nhịn và im lặng khi gặp những tình huống khiến chúng ta không thể kiềm chế cảm xúc để rồi gây ra những kết quả không mong muốn. Vậy nhẫn nhịn là gì, có cần thiết phải sống nhẫn nhịn không? Hãy cùng tìm hiểu về những điều đó trong bài viết dưới đây.

Nhẫn nhịn là gì?

Nhẫn nhịn là một đức tính quý giá của con người mà không phải ai cũng có được. Đức tính này, một số người mới sinh ra đã được hình thành trong tính cách, nhưng điều đó là rất hiếm, đa số là do mọi người rèn luyện, trau dồi và tích lũy mới có được.

Nhẫn(忍)  là chữ được ghép bởi chữ đao (刀) ở trên và chữ tâm (心)ở dưới trong tiếng Hán. Nó có ý nghĩa rằng, giáo gươm đâm vào tim chỉ tổn thương đến tính mạng, ngụ ý rằng dù có bị đao kiếm đâm, thì vẫn phải kiềm chế, chịu đựng và tự chủ.

Nhịn thì ý nghĩa của nó rất rõ ràng, chính là không phản kháng, không có hành động, lời nói đối đáp lại sự việc vừa xảy ra. Như vậy, nhẫn nhịn chính là sự chịu đựng, kìm chế, không bộc phát những cảm xúc tiêu cực ra bên ngoài và làm chủ được bản thân trước những tình huống xảy ra trong cuộc sống mỗi người.

Một người có thể nhẫn nhịn là một người có khả năng chịu đựng và đứng vững trước mọi áp lực, bão táp trong cuộc đời. Sự phản ứng nhất thời để thỏa mãn cảm xúc ngay lúc đó chưa chắc đã mang lại kết quả tốt, người biết nhẫn nhịn, lùi một bước để tiến ba bước, xem xét, phân tích tình huống để có cách ứng xử thích đáng luôn sẽ có kết quả tình huống tốt đẹp hơn.

nhan nhin la gi 1

Nhẫn nhịn là sự chịu đựng, kiềm chế, tự chủ được cảm xúc trước những tình huống tiêu cực.

Các cuộc giao tiếp hàng ngày không tránh khỏi những khi mâu thuẫn và xung đột và mỗi người nên tự học cách nhẫn nhịn. Tuy nhiên nhẫn nhịn không đồng nghĩa với chịu nhục, mà nó đơn giản là việc chúng ta biết kìm lại cảm xúc nhất thời để đến thời điểm thích hợp, ta có thể cho đối phương biết bản lĩnh và quan điểm đúng đắn của bản thân. Nhẫn nhịn là đức tính tốt đẹp cần có để giúp cho mọi người tâm sáng, lòng thanh thản.

Có nhất thiết phải sống nhẫn nhịn? Lợi ích của việc nhẫn nhịn.

Bàn về việc có nên nhẫn nhịn trong cuộc sống, chúng ta có thể thấy được rất nhiều những lợi ích tốt đẹp mà việc đó mang lại. Nhẫn nhịn trước một mâu thuẫn, một tình huống tiêu cực trong cuộc sống sẽ giúp duy trì hòa khí, tránh gây ra tranh chấp, bất hòa không đáng có. Từ xưa đến nay, những người biết nhẫn nhịn đều là những người mưu trí, khéo léo trong giao tiếp, được mọi người xung quanh yêu mến, quý trọng.

Nhẫn nhịn không hề có hại mà nó sẽ mang tới rất nhiều điều tốt lành cho mọi người. Có những  mối quan hệ tốt đẹp, không căng thẳng sẽ giúp cho cuộc sống của  mỗi người thuận lợi, suôn sẻ, nhận được nhiều sự giúp đỡ của những người thân quen hơn.

Nếu như chúng ta không nhẫn nhịn thì sao? Sự nóng giận nhất thời, những hành động không có sự kiềm chế gây ra những hành động thiếu suy nghĩ, dẫn đến việc dễ dàng bị người khác chơi xấu và lợi dụng.

Nói ra hay phản ứng lại khi chưa suy nghĩ thấu đáo, rất dễ làm sứt mẻ mối quan hệ với đối phương. Và như thế, chúng ta sẽ dần mất đi những mối quan hệ tốt đẹp, mà biết đâu đó, họ chính là những quý nhân trong cuộc đời của mình.

Ví như trong đời sống vợ chồng, việc mâu thuẫn, cãi vã, va chạm là điều ít có thể tránh khỏi. Khi cãi vã, người vợ hoặc người chồng đều rất khó kiểm soát được tính nóng nảy, hờn giận, mà gây những tổn thương cho đối phương.

Dần dần điều đó sẽ khiến cho tình cảm của vợ chồng ngày càng lạnh nhạt, rạn nứt, và ngươi tổn thương nhất chính là con cái. Việc đôi bên, mỗi người chịu nhẫn nhịn một chút sẽ mang lại hòa khí trong gia đình, cũng là cho mình cơ hội để hiểu rõ, thông cảm cho đối phương hơn. Gia đình mà bố mẹ hạnh phúc, thì con cái cũng được hạnh phúc.

nhan nhin la gi 2

Vợ chồng chịu nhẫn nhịn lẫn nhau sẽ mang lại hòa khí, hạnh phúc trong gia đình.

Hoặc bàn đến sự nhẫn nhịn trong công việc, ta có thể thấy, khi làm việc cùng với các đồng nghiệp khác, có không ít mâu thuẫn xảy ra. Sự bất đồng trong quan điểm công việc, đời sống, cạnh tranh và đấu đá lẫn nhau, mỗi người đều từng phải trải qua ít nhất một lần. Nếu bạn có thể nhẫn nhịn, bạn có thể tránh đi những mâu thuẫn không đáng để xảy ra.

Tuy nhiên, bạn cũng không được cả nể mà không biết từ chối những việc làm xấu, hay phần công việc của người khác. Làm tốt công việc của mình và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp một cách chính đáng mà không trở thành một chân sai vặt cho mọi người xung quanh, bạn sẽ giữ được quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, nhờ đó công việc của bạn có thể thuận lợi hơn.

Lợi ích của việc nhẫn nhịn trong các mối quan hệ với bạn bè hoặc người thân thiết càng không thể không nhắc đến. Bởi đa phần những mâu thuẫn trong cuộc sống đều đến từ bạn bè, và những người thân thiết.

Nếu không nhẫn nhịn những việc nhỏ, thì những khúc mắc lớn sẽ dần hình thành trong các mối quan hệ đó. Bởi khi bạn nhẫn nhịn, là bạn đang coi trọng tình thân, tình bạn, và muốn duy trì các mối quan hệ thật lâu dài và tốt đẹp.

Làm thế nào để rèn luyện đức tính nhẫn nhịn trong cuộc sống?

Nhắc đến nhẫn nhịn là điều nói ra thì dễ, nhưng để rèn luyện, trau dồi và tích lũy đủ kinh nghiệm sống để có thể nhẫn nhịn là một việc không phải ngày một ngày hai. Nhẫn nhịn không hề đơn giản, mà nó là một nghệ thuật ứng xử. Để rèn được đức tính nhẫn nhịn, điều quan trọng nhất là bạn cần biết cách kiềm chế cảm xúc.

Điều đó mang lại lợi ích lớn cho công việc lẫn cuộc sống. Khi bạn có thể kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ dễ dàng cải thiện bản thân, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Vì bản chất của nhẫn nhịn chính là để tránh cãi vã, gây mâu thuẫn với mọi người, nếu bạn làm được điều này thì tự nhiên bạn sẽ gìn giữ được những mối quan hệ tốt đẹp.

Để kiềm chế được cảm xúc trong các tình huống tiêu cực, bạn cần phải để tinh thần thoải mái, sống khỏe và sống vui mỗi ngày. Thư giãn tinh thần bằng việc tập ngủ sớm và dậy sớm để tập thể dục, ăn uống điều độ, tránh xa các chất kích thích có hại cho cơ thể. Khi sức khỏe và tinh thần ở trạng thái cân bằng tốt nhất thì đầu óc của bạn sẽ có thể bình tĩnh để phán đoán, phân tích và phản ứng thông minh, đúng mức trước mọi việc xảy đến.

nhan nhin la gi 3

Hãy để tinh thần thoải mái, sống khỏe và sống vui mỗi ngày, học cách nhẫn nhịn sẽ dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, khi gặp những trường hợp khiến bạn không muốn nhịn nữa mà muốn phản kháng, thì bạn hãy im lặng và hít thở thật sâu trong một ít phút, hoặc tạm thời bỏ qua, tìm đến những việc khác như nghe nhạc, xem video tích cực để thư giãn tinh thần, quên đi chuyện tiêu cực vừa xảy ra.

Rèn luyện để nhẫn nhịn thành công, bạn cần có thời gian và kiên nhẫn, không thể nóng vội. Khi đã biết nhẫn nhịn một cách thông minh, cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn, thuận lợi và thành công hơn.

Học cách nhẫn nhịn theo lời Phật dạy

Phật giáo dạy rằng nhẫn nhục hay kiên nhẫn là một trong những đức tính quan trọng nhất mà một người nên có. Dưới đây là một số lời Phật dạy về việc học cách nhẫn nhục:

  • Hiểu rõ về khổ đau: Phật dạy rằng khổ đau là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Khi bạn hiểu rõ và chấp nhận điều này, bạn sẽ dễ dàng nhẫn nhục hơn trước những khó khăn và thách thức.
  • Tập trung vào thực tại: Đừng bận tâm về quá khứ hoặc lo lắng về tương lai. Hãy sống trong hiện tại và đối mặt với mọi khó khăn một cách bình tĩnh và kiên nhẫn.
  • Thực hành thiền: Thiền định giúp bạn nuôi dưỡng tinh thần bình tĩnh, giảm stress và tăng cường sự kiên nhẫn. Khi bạn thiền, bạn học cách quan sát mọi sự vụ mà không phản ứng một cách cảm xúc
  • Phát triển lòng từ bi: Khi bạn thực hành lòng từ bi và thương xót, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tha thứ cho người khác và nhẫn nhục trước những lỗi lầm của họ.
  • Nhớ rằng mọi thứ đều thay đổi: Trong Phật giáo, mọi sự vụ trong cuộc sống đều không thể tránh khỏi sự thay đổi. Khi bạn nhận ra điều này, bạn sẽ dễ dàng nhẫn nhục hơn trước những khó khăn tạm thời.

Kết: Quả thực, sự nhẫn nhịn mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của mỗi người. Biết nhẫn nhịn trong cuộc sống chính là một bí quyết thành công của cuộc sống. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có sự lựa chọn cho việc có nhất thiết phải sống nhẫn nhịn, để cuộc sống thêm hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

Hải Vi Seo là một nhà sáng tạo nội dung số và hiện đang làm biên tập viên tại SEO Tâm Linh. Với lĩnh vực chuyên môn nghiên cứu Phật học và tâm linh, tôi đã từng tham gia khóa học tại Học viện Phật giáo Việt Nam. Sở thích của tôi là khám phá các ngôi đền, chùa và chia sẻ bằng kinh nghiệm của mình để mang đến cho người đọc những bài viết hay và uy tín nhất.

Viết một bình luận